Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014
0 nhận xét

Bắt mạch hệ thống xử lý chống thấm

Thấm từ trên xuống là chuyện ai cũng biết, nhưng lại còn có cả thấm ngược từ dưới nền nhà lên do tính toán chống thấm chân tường không tốt. Rồi thấm vách tầng hầm, thấm ngang bên hông do giữa hai nhà có khe hở, thấm do lỗ giàn giáo xây xong rút đi... Và chống thấm là vấn đề khá nan giải trong ngành xây dựng.

Nhiều chủ đầu tư các công trình lớn và gia chủ những ngôi nhà nhỏ gọi những người làm nghề chống thấm này là “đi tìm điểm yếu và sự cố của người khác để xử lý”. Họ chỉ xuất hiện khi công trình đã hoàn thiện, đưa vào sử dụng mới nảy sinh vấn đề bị thấm nước. Nhưng khi tìm hiểu về nghề “bắt mạch, kê đơn” này mới thấy việc tìm đúng bệnh, kê đúng thuốc để tường nhà, nền gạch hay công trình mặt cầu, hầm chứa “dứt bệnh”… khó gấp hàng chục lần với việc xây dựng công trình. Ở các trường đại học chuyên ngành vẫn chưa có bộ môn xử lý chống thấm. Các kỹ sư khi ra trường vẫn tự mày mò nghiên cứu và sử dụng các chất phụ gia, vật liệu chống thấm được nhập khẩu để phục vụ công việc.

Và dù đã tìm ra nguyên nhân rồi thì việc xử lý chúng cũng không đơn giản chút nào, bởi thường phải đục đẽo trong quá trình giải quyết sự cố, điều đó gây nên nhiều phiền phức: ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, môi trường và cả kết cấu công trình.

Chưa hết, việc đục bỏ lớp bề mặt trước khi tái chống thấm rồi sau đó lại phải “làm đẹp” những vùng bị thấm ố là một sự lãng phí không đáng có! Và các sản phẩm vật liệu chống thấm cũng như công trình chống thấm chỉ có tác dụng và được bảo hành trong một thời gian 5-10 năm. Vì nếu là hợp chất hữu cơ, hiện tượng lão hóa sau một thời gian sử dụng cũng là một vấn đề cần lưu ý trong điều kiện Việt Nam có độ ẩm không khí cao, mức nước ngầm cao, nhiệt độ luôn thay đổi…

Công việc của những người làm nghề chống thấm đôi khi cũng rất oái ăm: thấm chỗ này nhưng phải chống chỗ kia, hoặc thấm chỉ một chỗ mà phải chống toàn bộ.

Một điều quan trọng khi xây dựng, là chống thấm phải tính từ lúc thiết kế, từ lúc làm phần thô chứ không phải chờ đến lúc bị thấm mới lo đi chống.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Toggle Footer
Top